image banner
SƠ LƯỢC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH TRUNG CẦN
Lượt xem: 255

  SƠ LƯỢC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH TRUNG CẦN

             Từ những năm 1712 – 1779 xóm khoa trương làng Trung Cần có ba cha con ông cháu đồng tiến sỹ họ Nguyễn Trọng  các ông đã hô hào, khởi xướng được nhân dân đồng tình hưởng ứng kiến thiết đình làng.

Khởi công mùa hạ năm Tân Sửu ( 1781), mùa xuân năm Nhâm Dần hoàn thành (1782). Đình được làm bằng  gỗ lim đốn tại rừng Thiên Nhẫn; Ngói, gạch và vôi nung đốt tại chỗ, thợ mộc, thợ nề là thợ địa phương.

Đình có hậu cung: 9,6 m x 9m = 86,4 m2

Bái đình: 20,4 m x 12,5 m = 225 m2

Đình có 04 dãy cọt, 06 vì kèo chia thành 05 gian

Có 08 cột cái. 16 cột quân, 04 dạng xà dọc kết cấu vì kèo; Tứ trụ trồng rường các xà, hạ, các đấu, xà thượng được trạm trỗ tinh tế như long, ly, quy, phượng…

Đặc biệt 24 bức phù điêuở 24 nách được chạm các điển tích Trung Hoa cổ đại như:

Văn Vương nghinh Thái Công

Thành Thang sảnh Y Đoạn

Sỹ, nông, công, thương

Các cảnh vui chơi dân dã như: uống rượu, chơi cờ, cưỡi ngựa, bắn cung

Mái đình trải rộng, vươn dài uốn cong trông quảng đại, uyển chuyển, mềm mại. Đặc biệt bộ sấu có đủ rồng chun, ngô, đao, công, dục nặn từ đất sét nung cháymàu đen xám trông rất sống động có hồn.

Đình là biểu hiện tình đoàn kết, tự lực, tự cường, thông minh sáng tạo, nghệ thuật tinh xảo.

Giá trị khoa học nghệ thuật: Từ chất liệu gỗ lim kết cấu phân đan, dựa trên cơ sở lực dằng, lực nén, điểm chịu lực, hệ thống giá chiêng, đòn bẩy, xà dọc, xà đấu con ngang tạo thành khung nhà đồ số, vững chắc chống đỡ thiên nhiên trải qua gần 03 thế kỷ.

Cảnh trí: chạm khắc vừa mang tính nghệ thuật cung đình, vừa mang tính dân gian như: tứ linh, tứ quý, các bức chạm được thuyết minh bằng câu đối hay một câu thơ như:

“ Hồ trung nhật nguyệt trường” ( cảnh uống rượu)

“ Xúc ngoạn càn khôn tiểu” ( cảnh chơi cờ)

Về nghệ thuật: nghệ nhân có bàn tay điêu luyện, đường nét chạm trổ nổi chìm, ẩn hiện, mềm mại, trơn bóng trông rất sắc sảo sống động.

Giá trị sử dụng: Đình Trung Cần trước đây là nơi hội tụ Thành Hoànghàng năm hai kỳ về đây tế lễ. Là nơi lý hương làm việc đón tiếp  cấp trên về thị sát cả vùng và hội họp dân làng.

từ những năm 1930 nơi đây tập trung nhân dân, mô tinh, biểu tình đấu tranh với chính quyền phong kiến.

Từ cách mạng tháng tám năm 1945 là nơi giao nhận chính quyền từ bộ phận cai trị phong kiến cho UB cách mạng lâm thời.

Là nơi tập luyện dân quân, du kích, hội họp và UBND xã làm việc.

Năm 1948 là cơ xưởng Lê Viết Thuật sản xuất vũ khí của quân khu IV, năm 1954 là trường cải tạo hàng binh Âu Phi, thời kỳ chống Mỹ là trạm giao liên tiếp nhận, đưa đón cán bộ, bộ đội vào nam ra bắc.

Hiện nay là hội trường sinh hoạt của quân, dân, chính, đảng: là nơi vui chơi giải trí giao lưu văn nghệ những ngày lễ tết của địa phương.

Đình Trung Cần là di tích lịch sử văn hóa quý hiếm còn lại vùng đất này

Đình được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 12 tháng 01 năm 1996 theo giấy cấp số51 – Đ/BT, số danh mục 1853.

TIÊN LIÊN QUAN
 
12345
BẢN ĐỒ XÃ NGHĨA PHÚC - HUYỆN TÂN KỲ
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TRUNG PHÚC CƯỜNG
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyên An Toàn - Chủ tịch UBND xã

Trụ sở: Xã Trung Phúc Cường - Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0986 661 560 - Email: trungphuccuong@namdan.nghean.gov.vn